Độc giả Đặng Thị Mai (Tiền Hải, Thái Bình) hỏi:
Những đối tượng nào thì nên hoặc không nên tham gia Bảo hiểm nhân thọ?
Tọa đàm BHNT trên báo Dân Trí |
- Chăm lo sức khỏe cho bản thân và những người thân (cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột) về những rủi ro ốm đau, thương tật, tử vong với những chi phí điều trị ở các mức độ khác nhau: viện phí, điều trị tự nguyện, điều trị tại bệnh viện quốc tế ở Việt Nam, bệnh viện nước ngoài, bệnh nan y mà chế độ bảo hiểm y tế hiện hành chưa đáp ứng được.
- Tiết kiệm tiền trung và dài hạn (tương đương với thời gian bảo hiểm) để thực hiện một công việc không thể không làm trong tương lai mà ngay cả khi người tham gia bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong không đóng đủ phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm nhưng hết thời hạn bảo hiểm vẫn được DNBH chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm nhằm mục đích: cho con tiếp tục học phổ thông, học nghề, học đại học, du học nước ngoài, nuôi dưỡng vợ/chồng/con, phụng dưỡng cha mẹ già yếu từ số tiền bảo hiểm, mua nhà cho con ra ở riêng, cưới xin, có thu nhập hàng tháng khi hết tuổi lao động (hưu trí).
- Trả nợ khi đến thời hạn đúng với thời gian đáo hạn hợp đồng bảo hiểm dù người tham gia bảo hiểm không may bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong trước đó.
- Có thu nhập nhất định từ số tiền bảo hiểm khi mất sức lao độnghoặc làm vốn đầu tư kinh doanh chuyển đổi nghề nghiệp.
- Vừa bảo hiểm rủi ro, vừa đầu tư sinh lời với các sản phẩm bảo hiểm đầu tư: liên kết chung và liên kết đơn vị. Vì vậy, người có thu nhập thấp có thể mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm vừa phải phù hợp với khả năng tài chính của mình có thể tiết kiệm được hàng kì để đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn. Và ngược lại, người có thu nhập cao thì tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn. Nhìn chung thời gian bảo hiểm càng dài (thời hạn của hợp đồng bảo hiểm) thì xác suất xảy ra rủi ro càng lớn và người được bảo hiểm thường có lợi hơn.
Tuy nhiên nếu tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhiều hơn, tùy theo quy định của từng DNBH (thường là 300 triệu hoặc 400 triệu đồng) các DNBH thường quy định phải khám sức khỏe trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Mục đích của kiểm tra sức khỏe để phát hiện các bệnh sẵn có, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, bệnh di truyền thuộc phạm vi loại từ bảo hiểm để không giao kết hợp đồng bảo hiểm. Khi người tham gia bảo hiểm đã khám sức khỏe theo quy định của DNBH đã bị từ chối ký kết hợp đồng bảo hiểm có thể hỏi lại DNBH có thể tham gia bảo hiểm với sản phẩm bảo hiểm nào khác không, nếu thấy phù hợp thì ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, những người có thu nhập bấp bênh, không ổn định để thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm định kỳ theo tháng thì có thể đăng ký đóng phí bảo hiểm theo mùa vụ để đảm bảo khả năng duy trì hợp đồng bảo hiểm, đóng phí lâu dài không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn vì không đóng đúng và đủ phí bảo hiểm.
Theo Ông Phùng Đắc Lộc
Rated 4.6/5 based on 28 votes
0 Response to "Những đối tượng nào thì nên hoặc không nên tham gia Bảo hiểm nhân thọ?"
Post a Comment